Posts

CHÚ THÍCH HAY KHÔNG CHÚ THÍCH?

Từ Một Giai Thoại Sửa Thơ Vương An Thạch trong lúc du học ở đảo Hải Nam đã làm một bài thơ trong đó có hai câu rất lạ: Minh Nguyệt sơn đầu khiếu Hoàng Khuyển ngọa hoa tâm Dịch nghĩa: Trăng sáng hót đầu núi Chó vàng nằm (trong) lòng hoa   Thi hào Tô Ðông Pha tình cờ đọc được, thấy “sai” (trăng sáng làm sao hót trên đầu núi và chó vàng làm sao nằm trong lòng hoa được) nên đã sửa lại hai chữ cuối cho đúng nghĩa hơn.   Minh nguyệt sơn đầu chiếu Hoàng khuyển ngọa hoa âm Dịch nghĩa: Trăng sáng rọi đầu núi Chó vàng nằm ( dưới ) bóng hoa   Chuyện sửa thơ đến tai Vương An Thạch (lúc ấy đang là Tể Tướng) nên họ Vương đã bổ nhiệm Tô thi hào một chức quan ở Hải Nam. Sau đó Tô Ðông Pha mới khám phá ra ở địa phương này có loại chim tên là Minh Nguyệt, hay hót trên đầu núi, và có một loại sâu tên là Hoàng Khuyển, chỉ thích nằm trong lòng hoa! Và người kể chuyện kết luận “Lúc ấy Tô Ðông Pha mới biết là mình xớn xác, bồng bột và thấy được cái thâm trầm của Vương An

TRAO ĐỔI VỀ "QUÊ NGHÈO" VỚI CÔ NGUYỄN BÍCH THỦY

  Với bài viết Vài Ý Kiến Quanh Việc Mổ Xẻ Bài Thơ “Quê Nghèo” Của Đặng Xuân Xuyến cô Nguyễn Bích Thủy đã có nhã hứng ghi lại một số nhận xét về Mục thứ 5 – Ưu Điểm Về Mặt Thi Pháp Trong Bài Thơ “Quê Nghèo” - trong bài viết Bình Thơ Không Bàn Thi Pháp của tôi. Nhận xét của cô thiên về cảm tính nên dù có nhiều chỗ cô phân tích rất sâu sắc, nhiều tính thuyết phục, vẫn còn vài điểm tôi thấy cần trao đổi với cô để làm rõ vấn đề. Bài viết này chỉ nhắm vào những điểm cần thiết đó. Nếu độc giả muốn đọc cả bài viết của cô NBT thì link ở ngay sau đây: http://dangxuanxuyen.blogspot.com/2018/04/vai-y-kien-quanh-viec-mo-xe-bai-tho-que.html   1/ Nguyễn Bích Thủy:   Chưa bàn đến hay, không hay nhưng tôi thích bài thơ ở chỗ nó chân thực nhưng tôi không thích tứ thơ này: “Chiếc cổng làng thành tai hại Giam hãm đời người Tù túng giấc mơ. . Quê tôi nghèo Nghèo cả giấc mơ...” Đây là chủ quan của tác giả. Tôi nghĩ hãy để cho nó tự nhiên như vốn có.   Phạm Đức Nhì:   Nế

MỘT HIỂU LẦM ĐÁNG TIẾC

  Một Bài Thơ Lạ   Tình cờ đọc được bài thơ của anh Trần Vấn Lệ trên Facebook. Bài thơ có cái tựa hơi “điệu”: Bạn Có Thể Xé Quăng Bài Thơ Này Không Ạ? Điểm chính của tứ thơ là 2 câu thơ của thi sĩ Vũ Hoàng Chương:          “Lũ chúng ta lạc loài dăm bảy đứa        Bị quê hương ruồng bỏ giống nòi khinh”   Thi sĩ họ Trần có vẻ không hài lòng với cách phát biểu “đụng chạm” của thi sĩ họ Vũ.   Đây là nguyên văn bài thơ:          BẠN CÓ THỂ XÉ QUĂNG BÀI THƠ NÀY KHÔNG Ạ?   Vũ Hoàng Chương cầm bút Viết hai câu thế này: "Lũ chúng ta lạc loài dăm bảy đứa Bị Quê Hương ruồng bỏ giống nòi khinh!" Ai đọc không giật mình? Dân ta không thình lình Chịu một cơn nội chiến!   Bốn Ngàn Năm Văn Hiến Thành một con số không! Vũ Hoàng Chương chắc ngông? Chúng ta đều chắc dại? Ai nhận phần sai trái Làm Đất Nước tan hoang? Cuôc chiến nào vinh quang? Bắc Nam chăng? Giải Phóng!   Lá cờ bay gió lộng. Đồng vọng tiếng chuông ngân... Những cán

CUỘC TRANH LUẬN VỀ THI PHÁP

             CUỘC TRANH LUẬN VỀ THI PHÁP   Cuộc tranh luận này gồm 7 bài:   Bài 1: THI PHÁP Bài viết của Phạm Đức Nhì   Bài 2: BÌNH THƠ KHÔNG BÀN THI PHÁP   Bài viết của Phạm Đức Nhì   Bài 3: PHẢN BIỆN BÀI “BÌNH THƠ KHÔNG BÀN THI PHÁP” CỦA PHẠM ĐỨC NHÌ Bài viết của Châu Thạch   Bài 4: TRẢ LỜI CHÂU THẠCH VỀ “BÌNH THƠ KHÔNG BÀN THI PHÁP” Bài viết của Phạm Đức Nhì Bài 5: VÀI Ý KIẾN VỀ BÌNH THƠ KHÔNG THI PHÁP CỦA PHẠM ĐỨC NHÌ Bài viết của Lê Thiên Minh Khoa Bài 6: MỘT CÁCH HIỂU TỨ THƠ KỲ QUẶC Bài viết của Phạm Đức Nhì Bài 7:   TRAO ĐỔI VỚI ÔNG LÊ THIÊN MINH KHOA VỀ THI PHÁP Bài viết của Phạm Đức Nhì B ài 1:                                                                             THI PHÁP   Định Nghĩa Thi Pháp: Phương pháp, quy tắc làm thơ. https://vtudien.com/viet-viet/dictionary/nghia-cua-tu-thi%20ph%C3%A1p   Tôi chọn định nghĩa này vì nó lấy thơ làm tâm điểm. Thi pháp ở đây hiểu theo nghĩa hẹp - “thi” là thi ca chứ không phải văn học (như cách hiểu thi ph